Những khác biệt giữa phim và tiểu thuyết Lâu đài bay của pháp sư Howl (phim)

Diana Wynne Jones đã có cuộc gặp mặt với đại diện hãng Studio Ghibli nhưng không đóng góp hay tham gia vào quá trình sản xuất phim. Miyazaky đã đến Anh vào mùa hè năm 2004 để cho Jones một cái nhìn riêng về bộ phim sau khi đã hoàn thành. Đây là trích dẫn lời của cô:

"Thật ngoài sức tưởng tượng. Không, tôi đã không có thêm ý tưởng nào—Tôi viết sách chứ không phải phim. Vâng nó sẽ rất khác so với quyển sách—thực ra là nó vô cùng khác biệt, nhưng nó nên như thế. Đây vẫn sẽ là một bộ phim tuyệt vời."[3]

Bộ phim rất khác so với tiểu thuyết gốc của Jones. Cốt truyện thì tương tự, nhưng được thêm vào phong cách và cá tính quen thuộc của Miyazaki, cũng như một vài khúc ngoặc còn thiếu hoặc được thay đổi rất nhiều của truyện. Cốt truyện vẫn tập trung vào Sophie và cuộc phiêu lưu của cô khi bị nguyền rủa bằng tuổi già; tuy nhiên, phần chính của câu chuyện trong phim lại chọn bối cảnh chiến tranh, và cốt truyện tập trung vào sự trốn chạy của Howl bởi lòng yêu hòa bình của anh. Khía cạnh này trong phim thực ra được nảy sinh từ góc nhìn chính trị của Miyazaki như là một người theo chủ nghĩa hòa bình — trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Newsweek, Miyazaki đã nói với phóng viên rằng bộ phim khởi đầu bằng cái cách "giống như đất nước bạn [nước Mỹ] đã bắt đầu cuốc chiến tranh chống lại Iraq", và sự giận dữ của ông được "thể hiện sâu sắc" trong bộ phim[4] Bộ phim lấy bối cảnh ở một đất nước tưởng tượng nhưng phần nào gợi nhớ đến vùng Grand Est của Pháp đầu thế chiến thứ nhất. Rất nhiều ngôi nhà trong thị trấn được xây dựng dựa theo các kiến trúc thực tế tại thị trấn Alsatian của Colmar, nơi mà Miyazaki thừa nhận là nguồn cảm hứng cho bộ phim.[5]

Ngược lại, quyển tiểu thuyết lại đề cập tới sự quyến rũ của Howl đối với phụ nữ và nỗ lực của anh để hóa giải lời nguyền trên chính bản thân mình (sau này thân phận phù thủy của anh được khám phá khi anh vướng vào vụ hoàng tử bị mất tích) cũng như sự trốn chạy khỏi Phù thủy Hoang mạc vô cùng quyền năng và xinh đẹp, nhân vật phản diện chính của bộ phim và không hề xấu xí, cũng như vô hại, cá tính mà khán giả thấy trong phim. Một thay đổi đáng chú ý khác nữa là việc bản thân Sophie là một phù thủy vô thức và không hề ý thức được sức mạnh của mình, với khả năng "talk life into things" (thổi sự sống vào trong đồ vật) như khi những chiếc mũ cô làm và chiếc đũa biết đi, khoác chiếc áo sự sống vào mình thì cô càng quan tâm đến chúng hơn.

Còn có một chương của tiểu thuyết đi vòng qua một chương khác để nói về xứ Wales thế kỷ 20 nơi mà Howl được biết đến với tên Howell Jenkins ở cùng với một người em gái và các con. Cái nhìn thoáng qua về quá khứ rối rắm của Howl không được đề cập đến trong phim, nhưng một trong các biệt danh của Howl là "Pháp sư vĩ đại Jenkins".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâu đài bay của pháp sư Howl (phim) http://disney.go.com/disneypictures/castle/ http://www.hollywoodreporter.com/news/rango-gore-v... http://www.imdb.com/boxoffice/alltimegross?region=... http://www.joehisaishi.com/discography.php?itemnum... http://www.metacritic.com/film/awards/2005/toptens... http://movies.nytimes.com/movie/286891/Howl-s-Movi... http://www.rollingstone.com/movies/reviews/howls-m... http://www.rottentomatoes.com/m/howls_moving_castl... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb15000432k http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb15000432k